Thái Nguyễn
Danh mục web mobile Thái Nguyễn
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner

Ngăn chặn tràn dịch khớp gối ngay tại nhà: Giải pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao

Cập nhật 15:09, 15/09/2024
Admin
tràn dịch khớp gối phải làm gì

Tràn dịch khớp gối là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người trong cuộc sống hàng ngày. Khi mắc tràn dịch khớp gối, bạn có thể gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Với những giải pháp đơn giản ngay tại nhà, bạn có thể ngăn chặn kịp thời, hiệu quả dài lâu.

Tràn dịch đầu gối là tình trạng tích tụ dịch bất thường bên trong khớp gối. Tràn dịch đầu gối có thể phát sinh do chấn thương, chẳng hạn như rách hoặc gãy dây chằng, tình trạng viêm như viêm khớp, quá trình nhiễm trùng như viêm khớp nhiễm trùng hoặc những thay đổi thoái hóa như viêm xương khớp.

Vấn đề này cần được bác sĩ thăm khám, điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể áp dụng những giải pháp đơn giản, ngay tại nhà để giảm thiểu triệu chứng, hỗ trợ quá trình hồi phục khi áp dụng chỉ định của bác sĩ. Những giải pháp đó bao gồm:

tràn dịch khớp gối phải làm gì

1. Nghỉ ngơi, kê cao chân lên

Nghỉ ngơi kết hợp nâng cao chân lên là giải pháp đầu tiên, đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Lúc này, bạn cần tránh những hoạt động gây áp lực lên khớp gối, nhất là những hoạt động đòi hỏi cần mang vác vật nặng hoặc đứng quá lâu 1 chỗ.

Khi nghỉ ngơi, bạn cần chú ý kê cao chân lên. Bạn có thể dùng gối kê dưới chân để giảm tình trạng sưng, đau.

2. Chườm lạnh

Dùng khăn sạch chườm lạnh lên vị trí bị tràn dịch khớp gối giúp giảm sưng, đau và tê liệt các dây thần kinh xung quanh khớp gối. Một cách hữu hiệu, đơn giản bạn có thể thực hiện là dùng túi đá bọc trong một chiếc khăn mềm, chườm lên vùng khớp gối bị đau nhức trong khoảng 15-20 phút, 3-4 lần mỗi ngày.

Lưu ý, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên trên da. Nhiều người nghĩ cách này giúp giảm đau hiệu quả hơn nhưng có thể gây phản tác dụng, dễ bị bỏng lạnh.

3. Chườm nóng

Sau khi chườm lạnh, người bị tràn dịch khớp gối nên chuyển sang chườm nóng. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cứng khớp.

Lúc này bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc dùng khăn ấm cũng đều hiệu quả. Dù dùng theo cách nào thì bạn cũng không nên chườm nóng quá lâu hoặc để khăn, túi chườm quá nóng vì cũng dễ gây bỏng.

tràn dịch khớp gối phải làm gì

4. Tập những bài tập nhẹ nhàng

Sau khi tình trạng sưng đau giảm, bạn có thể bắt đầu tìm đến những bài tập nhẹ nhàng. Vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp gối, dần cải thiện khả năng vận động vốn có của bạn.

Lưu ý, trước khi bắt đầu một bài tập nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.

5. Xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách

Vùng khớp gối khi bị sưng đau nên được tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng. Hành động này giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, hạn chế khả năng ứ đọng dẫn đến sưng tấy, ảnh hưởng nặng nề chất lượng cuộc sống.

Bạn có thể tự xoa bóp cho mình. Nếu không hãy tìm đến chuyên gia nhờ giúp đỡ.

6. Ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm chống viêm

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất chống viêm như thực phẩm giàu omega-3, các loại vitamin và khoáng chất là cách đơn giản giúp giảm đau sưng do tràn dịch khớp gối. Nhờ đó, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi.

Các loại rau xanh, trái cây tươi, cá, các loại hạt nên tăng cường ăn nhiều, đồng thời tránh bia rượu, đồ ngọt, đồ uống có ga, thực phẩm chế biến sẵn… để hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả.

tràn dịch khớp gối phải làm gì

7. Ngâm chân với muối Epsom

Nước ấm pha muối Epsom có tính giảm viêm cực tốt nên hỗ trợ giảm đau sưng do tràn dịch khớp gối rất tốt. Muối Epsom được khoa học công nhận chứa nhiều magiê. Đây là khoáng chất có công dụng thư giãn cơ bắp và giảm viêm. Bạn có thể ngâm khăn trong dung dịch nước ấm và muối epsom rồi đắp lên đầu gối bị ảnh hưởng. Thực hiện trong 15 – 20 phút để giúp giảm bớt sự khó chịu.

Khi sử dụng những biện pháp này tại nhà mà tình trạng tràn dịch khớp gối của bạn không cải thiện, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn, tốt nhất hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời.

Bác sĩ của bạn có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bạn có thể được chọc hút dịch khớp, tiêm corticosteroid, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

(Ảnh minh họa: Internet)

This is widget area. Go to Appearance -> Widgets to add some widgets.